Danh sách các cảng biển lớn tại Trung Quốc - Aliorder -

Danh sách các cảng biển lớn tại Trung Quốc

Sở hữu hơn 34 cảng biển chính và hơn 2000 cảng biển nhỏ, hiện nay Trung Quốc đang được xem là một trong những đất nước có số lượng cảng biển nhiều nhất trên thế giới. Cùng theo dõi bài viết danh sách các cảng biển Trung Quốc lớn hiện nayđơn vị Aliorder chia sẻ dưới đây.

Danh sách các cảng biển Trung Quốc lớn nhất hiện nay

Shanghai Port – Cảng Thượng Hải

Năm 2010, cảng Thượng Hải, Trung Quốc đã vượt qua cảng Singapore để trở thành cảng container nhộn nhịp nhất thế giới. Theo đó cảng Thượng Hải xếp dỡ được 29,05 triệu TEU, trong khi cảng Singapore xếp dỡ kém hơn nửa triệu TEU. Theo số liệu thống kê năm 2019, cảng Thượng Hải xử lý được 43,3 triệu TEU.

Zhanjiang Port – Cảng Trạm Giang

Trạm Giang là một cảng nước sâu tự nhiên nằm trong khu vực Đông Nam Trung Quốc. Cảng này được khởi công vào năm 1956 và nó được thiết kế và xây dựng lại như một cảng hiện đại đầu tiên của Trung Quốc. Sau hơn 50 năm xây dựng, hiện nay cảng Trạm Giang có tới 39 cầu cảng có thể xếp dỡ container, hàng tổng hợp và hàng rời cập cảng. Từ năm 2004, cảng đã trở thành trung tâm vận tải đường bộ, đường biển và đường hàng không quan trọng.

Dalian Port – Cảng Đại Liên

Cảng Đại Liên được thành lập vào năm 1899 nằm ở mũi phía nam của Bán đảo Liêu Đông, Trung Quốc. Đây cũng là cảng đa năng lớn nhất ở phía Đông Bắc, Trung Quốc được dùng để phục vụ các cảng biển Bắc Á, Đông Á và Vành đai thái Bình Dương.

Cảng Đại Liên được xem là cửa ngõ giao thương quan trọng với Thái Bình Dương và là trung tâm trung chuyển container lớn thứ hai ở Trung Quốc. Hiện nay, cảng đã thiết lập được các liên kết giao thương và vận chuyển với hơn 300 cảng tại 160 quốc gia và vùng lãnh thổ ở trên thế giới.

Guangzhou Port – Cảng Quảng Châu

Càng Quảng Châu là cảng biển chính và đóng vai trò quan trọng của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 2018, càng Quảng Châu, Trung Quốc là cảng container lớn thứ 5 trên thế giới với 21,8 triệu TEU.

Cảng Quảng Châu bao gồm có 4.600 cầu cảng, 133 phao và 2.359 khu neo đậu, mỗi cầu có trọng tải lên tới 1.000 tấn. Cảng vận tải này chuyên xử lý các hoạt động bao gồm xếp dỡ, lưu kho, lưu kho ngoại quan, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng container.

Zhuhai Port – Cảng Chu Hải

Cảng Chu Hải có vị trí nằm tại phía Tây của cửa sông Pearl River ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cảng bao gồm bảy khu vực cảng chính bao gồm: Gaolan, Wanshan, Jiuzhou, Xiangzhou, Tangjia, Hongwan và Doumen.

Tính đến năm 2012, cảng có tới 131 bến, 126 bến sản xuất, trong đó có 17 bến nước sâu trên 10.000DWT. Theo thống kê, vào năm 2012, cảng có tổng sản lượng hàng hóa thông qua là 71.870.000 tấn và vượt mốc 100.000.000 tấn vào năm 2013.

Hong Kong Port – Cảng Hồng Kông

Cảng Hồng Kông là cảng biển nước sâu nằm bên Biển Đông và là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Hồng Kông. Vùng nước sâu của Cảng Hồng Kông đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc neo đậu và xử lý tất cả các loại tàu thuyền.

Năm 2007, cảng Hồng Kông đã lập kỷ lục về lượng container thông qua với việc xếp dỡ lên tới con số 23,9 triệu TEU. Cũng chính điều này mà Hồng Kông được đánh giá là cảng container lớn nhất phục vụ khu vực miền Nam Trung Quốc. Và cũng là một trong những cảng bận rộn nhất trên thế giới để các nước khác tiến hành nhập hàng Trung Quốc về hay xuất khẩu hàng hóa sang đó.

Cũng trong năm 2007 có khoảng 456.000 tàu đến và đi từ Hồng Kông, chuyên chở lên tới 243 triệu tấn hàng hóa và khoảng 25 triệu hành khách. Theo thống kê vào năm 2016, lượng tàu container đi qua cảng container của Hồng Kông trong khoảng thời gian này là 25.869 với trọng tải đăng ký thực lên tới 386.853 tấn.

Shenzhen Port – Cảng Thâm Quyến

Cảng Thâm Quyến có vị trí nằm ở đường bờ biển của Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây được xem là một trong những cảng container nhộn nhịp và phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Hiện nay, cảng Thâm Quyến là nơi có hơn 40 công ty vận tải biển đã khai trương với khoảng 130 tuyến container quốc tế. Có 560 tàu ghé cảng Thâm Quyến hàng tháng và cũng có tới 21 tuyến trung chuyển tới các cảng khác trong khu vực Đồng bằng sông Châu Giang.

Qingdao Port – Cảng Thanh Đảo

Thanh Đảo là cảng biển lớn được hoàn thành vào năm 1892 và có vị trí nằm trên vùng biển Hoàng Hải trong vùng lân cận của Thanh Đảo, Sơn Đông, giáp với biên giới trên biển với Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên.

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thanh Đảo được xem là cửa ngõ và là một trung tâm quan trọng về thương mại quốc tế và giao thông vận tải biển dọc theo lưu vực sông Hoàng Hà của Trung Quốc và trên bờ biển phía Tây của Thái Bình Dương. Lợi thế lớn nhất của cảng là những khoảng nước sâu và rộng, không bị đóng băng vào mùa đông ở ở dưới đáy không có bùn. Cảng kết nối với hơn 450 cảng tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Và hiện nay, cảng Thanh Đảo có 70 bến sản xuất, trong đó có 24 bến là bến nước biển sâu dành cho tàu trên 10.000 DWT.

Xiamen Port – Cảng Hạ Môn

Cảng Hạ Môn là một cảng nước sâu nằm trên đảo Hạ Môn, bờ biển liền kề đất liền ở miền nam Phúc Kiến, Trung Quốc. Đây là một trong những cảng đường trục quan trọng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Cảng được xếp hạng là cảng container lớn thứ 8 ở Trung Quốc và đứng thứ 17 trong danh sách các cảng biển lớn trên thế giới. Đây cũng là cảng thứ 4 ở Trung Quốc có khả năng tiếp nhận các tàu container với cỡ lớn thế hệ thứ 6. Hiện nay cảng Hạ Môn có tổng cộng 68 tuyến vận chuyển phục vụ trên 50 quốc gia đến với hầu hết các cảng lớn trên thế giới. Và theo thống kê, cảng này mang lại trung bình 469 lượt tàu cập cảng mỗi tháng.

Wenzhou Port – Cảng Ôn Châu

Cảng Ôn Châu là cảng biển quốc tế nằm trên bờ biển của Ôn Châu, Chiết Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 2013, tổng sản lượng hàng hóa thông qua của cảng Ôn Châu là 25,16 triệu tấn và sản lượng container thông qua đạt 570.200 TEU. Vào năm 2017, cảng Ôn Châu Trung Quốc đã chính thức mở tuyến vận tải biển tàu container  đến Đông Nam Á và bắt đầu thực hiện những chuyến tàu đầu tiên.

Aliorder – Nhập khẩu chính ngạch đường biển uy tín, chuyên nghiệp

Trải qua hơn 6 năm hình thành và phát triển, tạo dựng được lòng tin nhất định trong lòng hơn 7.000 khách hàng, Aliorder đã và đang trở thành đơn vị chuyên nhập khẩu chính ngạch uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Dịch vụ nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc bằng đường biển tại Aliorder có một số ưu điểm nổi bật như:

▪️ Quy trình kiểm tra hàng hóa nhanh chóng, thông quan dễ dàng mà không lo bị bắt giữ do vi phạm nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

▪️ Hàng được giao đúng thời gian, đúng tiến độ mà không lo tắc biên, đóng biên.

▪️ Hàng hóa nhập khẩu đáp ứng đúng quy định của nhà nước, đảm bảo tính pháp lý với đầy đủ hóa đơn, giấy tờ đầu vào.

▪️ Hàng đảm bảo nguyên đai, nguyên kiện, hạn chế hỏng hóc, thất lạc hàng hóa trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

▪️ Toàn bộ quy trình nhập khẩu chính ngạch được ghi rõ trên hồ sơ nhập khẩu, có đầy đủ hóa đơn đỏ VAT phục vụ cho việc xuất bán hàng, tạo sự yên tâm cho khách hàng khi mua hàng.

Hy vọng qua những chia sẻ về danh sách cảng biển Trung Quốc ở bài viết mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Và ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu nhập khẩu chính ngạch đường biển thì đừng quên liên hệ tới Aliorder để được hỗ trợ!

>>> Bên cạnh đó, bạn nên biết thêm các thông tin cần thiết như MOQ là gì để đặt hàng từ Trung Quốc về dễ dàng hơn.

▪️ Hotline: 0707881688 – 0946579208 – 0945158116

▪️ Email: [email protected]

▪️ Địa chỉ Hà Nội: 29 liền kề 27 HUD Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội

▪️ Địa chỉ TP.HCM: 19 đường số 4, An Phú, Quận 2, Tp.HCM