Giới thiệu
Bảng giá
Tin tức
Hướng dẫn
Chính sách
Dịch vụ
Nguồn hàng
Hiện nay, việc nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam đang ngày càng phổ biến do lợi ích kinh tế và sự đa dạng về sản phẩm. Tuy nhiên, quy trình và thủ tục hải quan liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa có thể gây khó khăn và mất thời gian cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin mới nhất về thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, giúp bạn có kiến thức và thông tin cần thiết để tiếp cận thị trường Trung Quốc một cách hiệu quả.
Trước khi bắt đầu quy trình nhập hàng, bạn cần chọn sản phẩm mà bạn muốn nhập và tìm hiểu về các nhà cung ứng ở Trung Quốc. Việc này bao gồm tìm hiểu về chất lượng sản phẩm, độ tin cậy của nhà cung ứng và thỏa thuận thương mại với họ.
Sau khi chọn nhà cung ứng, bạn cần thỏa thuận về các điều khoản giao dịch, bao gồm giá cả, số lượng, thời gian giao hàng và các điều kiện thanh toán. Sau đó, bạn sẽ thực hiện đặt hàng.
Trước tiên, bạn cần gửi Giấy đặt hàng cho nhà xuất khẩu hoặc liên hệ trực tiếp qua tin nhắn hoặc cuộc gọi nếu có thông dịch viên. Trong Giấy đặt hàng, cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau:
- Thông tin Người bán: Bao gồm tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email và người đại diện của Người bán.
- Thông tin Người mua: Bao gồm tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email và người đại diện của Người mua.
- Thông tin hàng hóa: Bao gồm tên hàng hóa, số lượng, điều kiện giao hàng và yêu cầu chi tiết về sản phẩm hoặc các yêu cầu khác, cùng với tổng số tiền.
- Điều kiện giao hàng: Đưa ra các điều kiện cụ thể liên quan đến việc giao hàng.
- Thời gian: Chỉ rõ ngày, tháng, năm và số hợp đồng.
- Điều kiện thanh toán: Cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng của người hưởng thụ và các điều kiện thanh toán.
Nếu giao dịch không thông qua trung gian và đủ tin tưởng, bạn có thể thanh toán trực tiếp.
Sau đó, bạn sẽ thực hiện thanh toán cho nhà cung ứng theo thỏa thuận đã đạt được. Lưu ý, thanh toán quốc tế thì bạn cần chuẩn bị chứng từ đúng theo những gì ở trong hợp đồng đã nêu rõ.
Khi hàng hóa đã được đặt hàng và thanh toán, bạn cần chọn phương thức vận chuyển phù hợp. Có nhiều phương thức vận chuyển để lựa chọn, bao gồm vận chuyển đường biển, đường hàng không hoặc đường đường bộ. Việc lựa chọn phương thức vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam phụ thuộc vào loại hàng hóa, khối lượng, thời gian cần giao hàng và ngân sách của bạn.
Để có thể nhập khẩu hàng hóa từ Trung quốc về Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu cần chuẩn bị một số giấy tờ, chứng từ sau đây:
- Hóa đơn bán hàng
- Hợp đồng thương mại
- Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing list
- Giấy chứng nhận xuất xứ form E – C/O form E
- Vận đơn – Bill of Lading
- Các chứng từ khác – nếu có
Hồ sơ này sẽ được sử dụng để khai báo hải quan và đảm bảo việc nhập khẩu được thực hiện đúng quy định pháp luật.
Sau khi có hồ sơ nhập khẩu quốc tế, bạn cần thực hiện thủ tục khai báo hải quan. Đây là bước quan trọng để thông quan hàng hóa tại cảng đến Việt Nam. Trong quá trình này, bạn sẽ cần cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa, giá trị hàng hóa, nguồn gốc và các yêu cầu khác từ cơ quan hải quan.
Doanh nghiệp nhập khẩu cần thực hiện khai báo trên phần mềm khai báo hải quan điện tử - EUCS5VNACCS. Sau khi hoàn thành quá trình khai báo thành công trên phần mềm, hệ thống sẽ tự động phân loại hàng hóa vào ba luồng khác nhau:
- Luồng xanh: Trong luồng này, doanh nghiệp sẽ có thể lấy hàng hóa mà không cần kiểm tra hồ sơ hoặc hàng hóa thực tế.
- Luồng vàng: Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ hàng hóa trong luồng này, nhưng không thực hiện kiểm tra hàng hóa thực tế.
- Luồng đỏ: Trong luồng này, hải quan sẽ kiểm tra cả hồ sơ và hàng hóa thực tế.
Sau khi hoàn thành các thủ tục hải quan, bạn có thể lấy hàng từ cảng hoặc sân bay và đưa về kho của mình. Tại đây, bạn cần kiểm tra hàng hóa để đảm bảo rằng chúng không bị hư hỏng và đáp ứng yêu cầu của bạn. Sau đó, hàng hóa sẽ được lưu trữ và sắp xếp để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh tiếp theo.
Khi làm thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, có một số điều cần lưu ý:
Trước khi bắt đầu quy trình nhập hàng, hãy nghiên cứu và hiểu rõ về quy định và luật pháp liên quan đến nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Điều này bao gồm quy định hải quan, thuế và các quy định về chứng từ và giấy tờ cần thiết.
Quá trình xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa có độ khó cao hơn so với việc xuất khẩu, do yêu cầu kiểm định nghiêm ngặt từ các cơ quan thẩm quyền. Để đạt được sự nhanh chóng trong việc xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa, nhà cung cấp cần thực hiện việc tra cứu kỹ các danh mục hàng hóa chính thống trên website. Điều này giúp đảm bảo quy trình khai báo và xin giấy phép được tiến hành một cách thuận lợi và nhanh chóng.
Đây là bước quan trọng và cần thiết, trong đó nhà cung cấp phải tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu và so sánh với các giấy tờ liên quan. Điều này giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra.
Đảm bảo lựa chọn nhà cung ứng có uy tín và đáng tin cậy từ Trung Quốc. Kiểm tra về chất lượng sản phẩm, danh tiếng của nhà cung ứng, kinh nghiệm xuất khẩu và các thông tin khác liên quan để đảm bảo sự thành công trong giao dịch.
Tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển, nhà cung cấp có thể xem xét mua bảo hiểm hàng hóa, nếu trong hợp đồng không quy định thì mua bảo hiểm thì mua gói thấp nhất.
Lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp với loại hàng hóa, kích thước, trọng lượng và thời gian giao hàng.
Đảm bảo có đầy đủ và chính xác các tài liệu, giấy tờ và hồ sơ liên quan đến nhập khẩu hàng hóa. Bao gồm hợp đồng mua bán, hóa đơn xuất khẩu, danh mục hàng hóa, chứng từ vận chuyển và các giấy tờ nhập khẩu khác.
Kiểm tra và tính toán chi phí liên quan đến thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT), phí hải quan và các khoản phí khác. Đảm bảo có nguồn tài chính đủ để thanh toán các khoản phí này.
Việc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam không áp dụng cho mọi loại sản phẩm. Có một số hàng hóa bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu. Cụ thể như, các loại hàng như pháo nổ, vũ khí, đạn dược, động thực vật quý hiếm... đều thuộc danh sách hàng hóa bị cấm hoặc có hạn chế nhập khẩu. Chỉ có các cơ quan và đơn vị có thẩm quyền được phép nhập khẩu và phân phối các loại hàng này để phục vụ cho các mục đích cụ thể.
Một số loại hoa quả xuất xứ từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao khi nhập khẩu vào Việt Nam. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ trước khi làm thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam để tránh việc hàng hóa bị giữ lại hoặc bị thu giữ do không đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, không phải tất cả các loại hoa quả đều được phép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Doanh nghiệp nên tham khảo danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu từ Trung Quốc trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Đối với thực phẩm tươi sống như thịt động vật (thịt lợn, gà, cá...), nên hạn chế hoặc không nên nhập khẩu từ Trung Quốc. Quy trình chế biến, kiểm dịch và vận chuyển thực phẩm này khó khăn và không đảm bảo được độ tươi và giá trị dinh dưỡng khi đến tay người tiêu dùng.
Đối với thực phẩm khô, doanh nghiệp cần chú ý đến chất lượng và hạn sử dụng của các mặt hàng. Nhiều sản phẩm khô được gắn nhãn là lương thực nhưng thực tế lại là hàng giả, kém chất lượng.
Trung Quốc có thị trường sỉ đồ chơi trẻ em rộng lớn, và nhiều mẫu mã, mặt hàng đồ chơi được bày bán và buôn bán. Tuy nhiên, khi nhập khẩu đồ chơi trẻ em từ Trung Quốc, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về chất lượng hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn vì nhập hàng không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng, buộc phải tiêu hủy hàng và chịu phạt hành chính theo quy định pháp luật.
Các thiết bị bay không người lái là sản phẩm thuộc quản lý của nhiều đơn vị: Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an, Bộ Công thương. Do đó, khi nhập khẩu mặt hàng này doanh nghiệp phải xin giấy phép của các bên quản lý liên quan khi làm thủ tục nhập khẩu hàng Trung Quốc.
Theo báo Haiquanonline, “tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định: “Việc nhập khẩu hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định này nhưng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương trên cơ sở ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.”
Về hồ sơ và điều kiện nhập khẩu, Cục Hải quan TPHCM đề nghị doanh nghiệp căn cứ Nghị định 36/2008/NĐ-CP và Nghị định 79/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28/3/2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ để thực hiện.”
Quy trình và thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam có thể có những yêu cầu và thay đổi cụ thể theo từng trường hợp và quy định pháp luật hiện hành. Việc tìm hiểu kỹ về các quy định và tư vấn từ các chuyên gia, văn phòng hải quan hoặc công ty vận chuyển sẽ giúp bạn thực hiện quy trình nhập hàng một cách hiệu quả và hợp pháp. Hy vọng những thông tin mà Aliorder Company chia sẻ trên sẽ hữu ích đối với bạn.
Aliorder là một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc, nhập hàng Trung Quốc tận gốc uy tín tại Việt Nam. Để được hỗ trợ nhanh nhất, khách hàng liên hệ vui lòng liên hệ:
▪️ Hotline: 0707881688 – 0946579208 – 0945158116
▪️ Email: [email protected]
▪️ Địa chỉ Hà Nội: 29 liền kề 27 HUD Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội
▪️ Địa chỉ TP.HCM: 19 đường số 4, An Phú, Quận 2, Tp.HCM