Giới thiệu
Bảng giá
Tin tức
Hướng dẫn
Chính sách
Dịch vụ
Nguồn hàng
Hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam luôn phong phú và đa dạng, phục vụ cả nhu cầu tiêu dùng lẫn bán buôn. Tuy vậy đất nước chúng ta có nhiều quy định nghiêm ngặt về việc nhập khẩu hàng hóa, trong đó có nhiều mặt hàng bị cấm để đảm bảo an toàn tiêu dùng. Vậy những mặt hàng nào bị cấm nhập khẩu về Việt Nam? Bạn cần nắm rõ để không bị tịch thu hàng và bị phạt mất tiền oan nhé.
Trong bài viết dưới đây, AliOrder Company sẽ tổng hợp cho bạn những mặt hàng bị cấm nhập khẩu tại thị trường Việt Nam.
Mặt hàng cấm nhập khẩu được hiểu là các mặt hàng không nằm trong danh sách cho phép nhập khẩu, bị nhà nước cầm kinh doanh, cấm buôn bán hay trao đổi dưới bất cứ hình thức nào. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết định những mặt hàng nào không được đưa từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam. Những mặt hàng được liệt vào danh sách cấm không an toàn, liên quan đến vấn đề quốc phòng, an ninh, gây hậu quả xấu về mặt kinh tế, xã hội, môi trường, gây nguy hại đến sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục…
Những mặt hàng bị cấm nhập khẩu về Việt Nam dựa theo danh mục được quy định tại Phụ lục I được ban hành kém theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cấm nhập khẩu các mặt hàng sau:
Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị quân sự bị cấm nhập vào Việt Nam, trừ các vật liệu nổ công nghiệp đã được quy định rõ ràng trong danh mục cho phép mới có thể nhập về sử dụng. Nội dung chi tiết được ban hành kèm theo thông tư 173/2028/TT-BQP ngày 31/12/2018 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam.
Việt Nam cấm nhập khẩu pháo các loại, đèn trời hay các thiết bị gây nhiễu đối với máy đo tốc độ phương tiện giao thông. Trong danh mục mặt hàng bị cấm nhập khẩu này chỉ trừ loại pháo hiệu an toàn hàng hải là được nhập về và sử dụng dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Bộ Giao thông vận tải.
Những hóa chất bị cấm ở bảng 1 sẽ tuyệt đối không đươc nhập vào Việt Nam sử dụng dưới bất kỳ mục đích nào. Điều này căn cứ vào Công ước cấm sản xuất, phát triển, tàng trữ, sử dụng, phá hủy vũ khí hóa học theo Nghị định 38/1014/NĐ-CP.
Hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng là những mặt hàng bị cấm nhập khẩu về Việt Nam theo quy định như sau:
▪️ Loại hàng tiêu dùng đã qua sử dụng căn cứ theo Thông tư 12/2018/TT-BCT gồm: hàng dệt may, quần áp, giày dép, hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, hàng gia dụng bằng sành, sứ, gốm, kim loại, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác
▪️ Các thiết bị y tế đã qua sử dụng căn cứ theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT
▪️ Các phương tiện đã qua sử dụng căn cứ theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT.
Cấm nhập khẩu các sản phẩm văn hóa ở diện cấm lưu hành, cấm phổ biến, hoặc có quyết định đình chỉ lưu hành, phổ biến và cần được tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam. Quy định này được thể hiện ở Thông tư 24/2018/TT-BVHTTDL , thuộc phạm vi quản lý chặt chẽ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Quy định này được thể hiện đầy đủ ở Chương II Thông tư 31/2015/TT-BTTTT ngày 29/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về “Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ đối với hoạt động xuất, nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng”.
Xuất bản phẩm phổ biến cấm lưu hành bao gồm:
▪️ Tất cả các loại tem bưu chính đã bị cấm trưng bày, trao đổi, kinh doanh và tuyên truyền tại Việt Nam dựa trên quy định của Luật bưu chính. Căn cứ vào Điều 3 Thông tư số 26/2014/TT-BTTTT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về “Hướng dẫn Nghị định 187/2013/NĐ-CP đối với việc nhập khẩu tem bưu chính”.
▪️ Các thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện, các thiết bị vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo Luật Tần số vô tuyến điện. Căn cứ vào Thông tư số 14/2011/TT-BTTTT ngày 7/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cấm nhập khẩu vào Việt Nam các mặt hàng là phương tiện vận tải có tay lái bên phải, kế cả là phương tiện được tháo rời hay phương tiện được chuyển đổi tay lái. Vì những mặt hàng này đều không phù hợp với đặc điểm và tình hình giao thông ở Việt Nam. Ngoại trừ các phương tiện chuyên dụng có thiết kế tay lái bên phải nhưng được sử dụng trong một phạm vi hẹp, đảm bảo không tham gia giao thông như: xe cần cẩu, xe quét đường, máy đào kênh rãnh, xe tưới đường, xe chở rác và chở chất thải sinh hoạt, xe chở khách trong sân bay, xe thi công mặt đường, xe nâng hàng trong các kho cảng, xe bơm, xe di chuyển trong sân golf. Quy định trên được áp dụng căn cứ vào Thông tư số 13/2015/TT-BGTVT.
Bên cạnh đó, những loại ô tô, xe 4 bánh, rơ mooc, sơ mi rơ mooc, xe máy, xe mô tô chuyên dùng, xe gắn máy có gắn động cơ với bộ linh kiện lắp ráp đã bị đục sửa, đóng lại số khung, tẩy xóa, số động cơ cũng đều bị cấm nhập khẩu căn cứ theo Thông tư số 13/2015TT-BGTVT.
Tất cả những mặt hàng gồm các vật tư, phương tiện đã qua sử dụng như: máy, săm, lốp, khung, phụ tùng, động cơ máy kéo, ô tô, xe gắn máy, khung gầm ô tô, máy kéo gắn động cơ, ô tô các loại đã thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng, ô tô cứu thương, xe đạp, xe hai bánh hay ba bánh gắn máy cũng đều bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Quy định tuyệt đối không nhập khẩu các mặt hàng là thuốc bảo vệ thực vật bị cấm ở Việt Nam dựa trên Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT.
Cấm nhập khẩu những động vật, thực vật quý hiếm, hoang dã nằm trong danh mục Phụ lục I của “Công ước quốc tế về buôn bán các thực vật, động vật hoang dã nguy cấp – CITES với nguồn gốc tự nhiên bị cấm nhập khẩu cho những mục đích thương mại”. Ngoài ra còn cấm nhập các mẫu vật, sản phẩm chế tác từ tê giác trắng, các loài voi Châu Phi, tê giác đen.
Cấm nhập khẩu vào Việt Nam các mặt hàng là hóa chất bị cấm trong phụ lục III Công ước Rotterdam thông qua mọi hình thức, cấm sử dụng cho bất kỳ mục đích nào.
Theo Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT và Thông tư số 15/2006/TT-BTNMT quy định cấm nhập khẩu đối với các loại phế liệu, phế thải làm lạnh sử dụng C.F.C.
Căn cứ theo Thông tư số 25/2016/TT-BXD cấm nhập khẩu sản phẩm, vật liệu chứa amiang thuộc nhóm amphibole dưới bất cứ hình thức nào.
Bên cạnh việc hiểu rõ danh mục hàng cấm nhập khẩu về Việt Nam thì bạn cũng nên trang bị cho mình kiến thức và những lưu ý khi nhập hàng Trung Quốc để quá trình kinh doanh diễn ra một cách tốt đẹp hơn.
Tùy theo mức độ hàng hóa nhập khẩu bị cấm mà có những mức xử phạt khác nhau, cụ thể như sau:
▪️ Mức phạt tiền từ 10.000.000 VNĐ đến 20.000.000 VNĐ với những hàng cấm có giá trị dưới 20.000.000 VNĐ
▪️ Mức phạt tiền từ 20.000.000 VNĐ đến 30.000.000 VNĐ với những hàng cấm có giá trị từ 20.000.000 VNĐ
▪️ Mức phạt tiền từ 30.000.000 VNĐ đến 50.000.000 VNĐ với những hàng cấm có giá trị từ 50.000.000 VNĐ đến dưới 70.000.000VNĐ
▪️ Mức phạt tiền từ 50.000.000 VNĐ đến 70.000.000 VNĐ với những hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 VNĐ đến dưới 100.000.000VNĐ
▪️ Mức phạt tiền từ 70.000.000 VNĐ đến 100.000.000 VNĐ với những hàng cấm có giá trị từ 100.000.000 VNĐ trở lên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
▪️ Ngoài ra còn có mức phạt bổ sung tịch thu tang vật đối với những hành vi vi phạm quy định tại điều này.
Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết làm thế nào để nhập hàng Trung Quốc tránh các mặt hàng bị cấm, hãy để Aliorder – Dịch vụ nhập hàng Trung Quốc an toàn, chất lượng hỗ trợ bạn 24/7. Nhân viên với kinh nghiệm dày dặn trong order hàng Trung Quốc sẽ giúp bạn tư vấn tận tình, lựa chọn nguồn hàng kinh doanh an toàn, chất lượng. Đảm bảo hàng vận chuyển về Việt Nam nhanh chóng, cam kết đền bù thỏa đáng nếu có mất mát, hư hỏng xảy ra trong quá trình vận chuyển.
Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên hệ trực tiếp với Aliorder qua:
▪️ Hotline: 0707.881.688 - 0946.579.208 - 0945.158.116
▪️ Email: [email protected]
▪️ Địa chỉ Hà Nội: 29 liền kề 27 HUD Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội
▪️ Địa chỉ TP.HCM: 19 đường số 4, An Phú, Quận 2, Tp.HCM
▪️ Website: Aliorder.vn