Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu vào Việt Nam - Aliorder -

Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu vào Việt Nam

Nếu doanh nghiệp thường xuyên bán hàng xuyên biên giới hoặc nhập khẩu hàng hóa thì việc theo dõi các chính sách xuất – nhập khẩu của chính phủ hiện nay là vô cùng quan trọng. Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu vào Việt Nam luôn được cập nhật. Vậy nên, các doanh nghiệp cần phải lưu lại nhằm tránh các trường hợp không đáng có. Bài viết dưới đây của Aliorder Companydanh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu vào Việt Nam

Đạn dược, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật quân sự, vật liệu gây nổ (trừ vật liệu gây nổ công nghiệp)

(Bộ Quốc phòng đã công bố những danh mục cụ thể, cũng như đã ghi mã HS code đúng với biểu thuế nhập khẩu, xuất khẩu)

Các loại Pháo (trừ những pháo hiệu an toàn hàng hải theo như hướng dẫn của Bộ giao thông và vận tải), các loại thiết bị mà gây nên nhiễu máy đo tốc độ các phương tiện giao thông, đèn trời.

(Bộ công an công bố, thực hiện những danh mục cụ thể và ghi rõ mã số HS chính xác trong các biểu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu

Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng

Một số món hàng đã qua sử dụng nằm trong danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu vào Việt Nam gồm có:

▪️ Hàng giày dép, dệt may, quần áo

▪️ Hàng điện lạnh như điều hòa, tủ lạnh mini Trung Quốc, tủ mát,...

▪️ Thiết bị về y tế

▪️ Hàng điện gia dụng

▪️ Hàng gia dụng được sản xuất bằng sành sứ, kim loại, cao su, gốm, thủy tinh, nhựa và một số chất liệu khác

▪️ Hàng trang trí nội thất

(Bộ Công thương đã thực hiện cụ thể hóa các mặt hàng được nêu ở trên và ghi đầy đủ các mã số HS đúng tại Biểu thuế nhập khẩu, xuất khẩu)

Sản phẩm hàng hóa công nghệ thông tin đã sử dụng

(Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã thực hiện công bố các danh mục hàng hóa cụ thể và ghi đầy đủ mã số HS đúng tại các Biểu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu)

▪️ Tem bưu chính thuộc vào diện cấm trao đổi, kinh doanh, trưng bày và tuyên truyền theo quy luật của Luật Bưu Chính.

▪️ Các loại sản phẩm xuất bản cấm lưu hành và phổ biến tại Việt Nam

▪️ Thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện, hay thiết bị vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch về tần số vô tuyến điện cũng như các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến những quy định của Luật tần số vô tuyến điện.

(Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã thực hiện cụ thể hóa các mặt hàng được nêu ở trên và ghi đầy đủ các mã số HS đúng tại Biểu thuế nhập khẩu, xuất khẩu).

Các văn hóa phẩm thuộc diện cấm lưu hành và phổ biến đã có quyết định đình chỉ tại Việt Nam

(Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện và công bố các danh mục hàng hóa cụ thể và ghi đầy đủ mã số HS đúng tại các Biểu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu)

▪️ Các loại bộ linh kiện lắp ráp ô tô bị đục sửa, tẩy xóa , đóng lại số động cơ và số khung.

▪️ Phương tiện vận tải có tay lái bên phải (kể cả những dạng tháo rời và dạng đã được tiến hành chuyển đổi tay lái trước khi được nhập khẩu vào Việt Nam), trừ những loại phương tiện chuyên dụng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi nhỏ và không được phép tham gia giao thông bao gồm: máy đào kênh rãnh; xe cần cẩu; xe tưới đường, quét đường; xe thi công mặt đường; xe chở chất thải sinh hoạt và rác thải; xe nâng hàng trong cảng, kho; xe chở khách trong sân bay; xe chỉ di chuyển ở công viên, sân golf; xe bơm bê tông.

▪️ Các loại xe máy, mô tô chuyên dụng, xe gắn máy bị đục sửa, tẩy xóa, đóng lại số động cơ, số khung.

(Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đã thực hiện cụ thể hóa các mặt hàng được nêu ở trên và ghi đầy đủ các mã số HS đúng tại Biểu thuế nhập khẩu, xuất khẩu).

Những phương tiện và vật tư đã sử dụng

(Bộ Công thương đã thực hiện cụ thể hóa các mặt hàng được nêu dưới đây và ghi đầy đủ các mã số HS đúng tại Biểu thuế nhập khẩu, xuất khẩu)

▪️ Khung, máy, lốp, săm, động cơ và phụ tùng của xe máy kéo, xe gắn máy và ô tô.

▪️ Ô tô thi hành nhiệm vụ cứu thương

▪️ Các loại Ô tô đã được thay đổi các kết cấu để chuyển đổi công năng so với những thiết kế ban đầu hoặc đã bị đục sửa, tẩy xóa, số động cơ, đóng lại số khung.

▪️ Khung gầm của máy kéo, ô tô có gắn động cơ (bao gồm cả khung gầm mới đã gắn động cơ qua sử dụng và những khung gầm mặc dù đã qua sử dụng những vẫn trang bị động cơ mới)

▪️ Xe gắn máy Mô tô

▪️ Xe đạp

Hóa chất được đề cập ở phụ lục III thuộc Công ước Rotterdam

Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện căn cứ vào phạm vi trách nhiệm đã được giao, tiến hành công bố các danh mục cụ thể và ghi đầy đủ các mã số HS đúng tại Biểu thuế nhập khẩu, xuất khẩu.

Thuốc bảo vệ thực vật có quy định cấm tại Việt Nam

(Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công bố tất cả danh mục cụ thể và ghi đầy đủ mã số HS đúng tại Biểu thuế nhập khẩu, xuất khẩu)

Phế thải, phế liệu, thiết bị làm lạnh có sử dụng C.F.C

(Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện công bố tất cả danh mục cụ thể và ghi đầy đủ mã số HS đúng tại Biểu thuế nhập khẩu, xuất khẩu)

Vật liệu, sản phẩm có chứa amilang thuộc vào nhóm Amfiole

(Bộ Xây dựng đã công bố danh mục cụ thể và ghi rõ những mã số HS đúng như Biểu thuế nhập khẩu, xuất khẩu)

▪️ Hóa chất thuộc vào Danh mục hóa chất cấm được quy định ở Phụ lục III được ban hành kèm với Nghị định tại số 108/2008/NĐ-CP vào ngày 07/10/2008 được Chính phủ hướng dẫn và quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Hóa Chất.

▪️ Hóa chất độc hại ở Bảng 1 được quy định tại công tước cấm sản xuất, phát triển, tàng trữ, phá hủy và sử dụng vũ khí khoa học và Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 100/2005/NĐ-CP vào ngày 08/03/2005 của Chính phủ về thực hiện những Công ước cấm sản xuất, phát triển, sử dụng và phá hủy các loại vũ khí hóa học.

(Bộ Công thương đã thực hiện cụ thể hóa các mặt hàng được nêu ở trên và ghi đầy đủ các mã số HS đúng tại Biểu thuế nhập khẩu, xuất khẩu).

Danh mục hàng hóa hạn chế nhập khẩu vào Việt Nam

Các loại hàng hóa thường mất thời gian và khó khăn hơn trong việc thông quan, thuế xuất nhập khẩu thường sẽ cao hơn rất nhiều so với những mặt hàng thông thường. Vậy nên, các doanh nghiệp cần xem xét thật kỹ lưỡng những loại hàng hóa dưới đây trước khi đưa ra quyết định nhập khẩu.

Danh sách những mặt hàng hạn chế nhập khẩu vào Việt Nam. Cụ thể:

(Đi kèm theo quyết định số 1380/QĐ-BCT vào ngày 25/03/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

▪️ Thịt và phụ phẩm theo dạng thịt ăn được sau khi giết mổ

▪️ Động vật dạng sống

▪️ Sữa cà các sản phẩm chế biến từ sữa; trứng gia cầm và trứng chim; sản phẩm ăn được gốc động vật; mật ong tự nhiên; sản phẩm ghi ở nơi khác hoặc chưa được chi tiết.

▪️ Động vật giáp xác và cá, động vật thủy sinh không xương sống và động vật thân mềm khác.

▪️ Cây đang sống và một số cây trồng khác; rễ, củ và những loại tương tự; các loại cành lá trang trí và cành hoa rời

▪️ Quả và quả hạch có thể ăn được; các loại dưa và vỏ quả thuộc dòng cam quýt

▪️ Ngũ cốc

▪️ Chè, cà phê, chè Paragoay và một số loại gia vị

▪️ Mỡ và dầu thực vật, dầu động vật cùng với những sản phẩm được tách ra từ chúng; các loại sáp thực vật hoặc động vật; mỡ ăn đã được chế biến

▪️ Quả có dầu và hạt dầu; các loại hạt, ngũ cốc và loại quả khác; cây dược liệu hoặc cây công nghiệp; rạ, rơm và cây sử dụng làm thức ăn cho gia súc

▪️ Các chế phẩm được làm từ cá, thịt và những động vật giáp xác, động vật thủy sinh không có xương sống hoặc động vật có thân mềm khác

▪️ Ca cao cùng những chế phẩm từ ca cao

▪️ Đường và những loại kẹo dạng đường

▪️ Chế phẩm từ bột, ngũ cốc, sữa hoặc tinh bột, cùng các loại bánh

▪️ Các loại chế phẩm từ quả, rau, quả hạch hay các thành phần khác ở cây, các chế phẩm có thể ăn được khác

▪️ Rượu, đồ uống và giấm

▪️ Thuốc lá và những nguyên liệu thay thế thuốc lá được chế biến

▪️ Lưu huỳnh, muối; đá và đất; vôi, thạch cao và xi măng

▪️ Phế thải và phế liệu từ ngành thực phẩm; hay thức ăn gia súc đã được chế biến.

▪️ Các chất chất từ nhựa, tinh dầu; nước hoa hay mỹ phẩm hoặc những chế phẩm sử dụng cho vệ sinh

▪️ Các chất hữu cơ hoạt động bề mặt, xà phòng, những chế phẩm sử dụng để rửa, giặt, các chế phẩm bôi trơn, các loại sáp chế biến, sáp nhân tạo, cùng với các chế phẩm sử dụng để tẩy sạch hoặc đánh bóng, nến cùng với các sản phẩm tương tự, bột nhão sử dụng làm sáp, hình mẫu sử dụng trong nha khoa và những chế phẩm có thành phần chủ yếu là thạch cao.

▪️ Các sản phẩm pháo, chất nổ, diêm, các hợp kim tự cháy, những chế phẩm dễ cháy khác

▪️ Plastic và những sản phẩm bằng plastic, những sản phẩm dạng hóa chất khác.

▪️ Những sản phẩm làm bằng da, bộ đồ yên cương, những mặt hàng du lịch, các loại túi chứa, những sản phẩm được làm từ ruột động vật (trừ tơ).

▪️ Da lông nhân tạo và da lông tự nhiên. Những sản phẩm được cấu tạo từ da lông.

▪️ Sản phẩm được làm từ cỏ giấy, rơm hoặc những vật liệu tết bện, những sản phẩm song mây và liễu gai.

▪️ Gỗ và những sản phẩm được làm từ gỗ….

Mua hàng Trung Quốc an toàn, tiết kiệm tại Aliorder

Aliorder là địa chỉ mua hàng Trung Quốc, vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam uy tín hàng đầu hiện nay. Kinh nghiệm hơn 6 năm hoạt động với hàng chục ngàn đơn hàng đã được giao tận tay quý khách, đội ngũ nhân viên vô cùng chuyên nghiệp luôn mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng. Aliorder luôn cam kết với khách hàng sẽ đem đến cho khách hàng những nguồn hàng chất lượng nhất, cùng với chi phí vận chuyển chính ngạch giá rẻ.

Với văn phòng đại diện cùng 3 kho hàng đặt tại Trung Quốc, Aliorder sẽ giúp bạn xử lý toàn bộ thủ tục nhập hàng, thông quan và giấy tờ chứng từ nguồn gốc xuất xứ hàng hoá. Điều đó giúp hàng về Việt Nam thuận lợi nhất, đảm bảo thời gian hàng về đúng hẹn (mất khoảng 5-7 ngày).

Hệ thống đặt hàng thông minh có thao tác đơn giản, dễ sử dụng, quý khách có thể theo dõi và quản lý đơn hàng của mình dễ dàng. Ngoài ra, các chính sách ưu đãi và giải quyết khiếu nại minh bạch sẽ mang lại trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho quý khách.

Aliorder cung cấp các dịch vụ nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc, đặt hàng hộ Taobao, order Tmall, mua hàng 1688, thanh toán hộ Alipay.... Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

▪️ Hotline: 0707881688 – 0946579208 – 0945158116

▪️ Email: [email protected]

▪️ Địa chỉ Hà Nội: 29 liền kề 27 HUD Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội

▪️ Địa chỉ TP.HCM: 19 đường số 4, An Phú, Quận 2, Tp.HCM